FDI là gì? Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI

FDI là hình thức đầu tư kinh doanh phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mục đích đầu tư FDI là mang đến lợi nhuận tối ưu cho các nhà đầu tư. Hôm nay chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu FDI là gì? Đặc điểm và vai trò của công ty FDI để có thêm nhiều kiến thức về hình thức đầu tư kinh doanh này nhé.

FDI là gì?

FDI là gì? Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI-1

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức từ nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh với mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này. Hay nói cách khác, FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có tài sản ở nước khác và có quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và số tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Một số hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI

– Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

– Thành lập công ty Việt Nam có các đối tác là nhà đầu tư nước ngoài

– Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam…

Nguồn gốc và bản chất của FDI

Nguồn gốc FDI

FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ những FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế.

FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao.

Xem Thêm  Những câu nói hay trong bài hát tiếng Anh

Bản chất FDI

– Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản của công ty một nước ở một nước khác

– Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lí các nguồn vốn đã được đầu tư

– Có kèm theo quyền chuyên giao công nghệ và kỹ năng quản lí

– Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia

– Gắn liên với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

FDI là gì? Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI-2

– FDi là hình thức đầu tư kinh doanh mang tính khả thi và đem đến hiệu quả kinh tế rất lớn. Mục đích hàng đầu của FDI là mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

– Thu nhập từ FDI mà các nhà đầu tư thu được chủ yếu mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.

– Các nước được đầu tư phải có hành lang pháp lý rõ ràng thì mới thu hút được đầu tư FDI và thúc đẩy kinh tế phát triển.

– Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.

– Chủ đầu tư có quyền tự quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi, lỗ. Ngoài ra, họ còn được tự do chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư,… Thế nên họ có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao.

– Nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu tùy vào quy định của mỗi quốc gia mới được tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.

– FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.

Vai trò của FDI

FDI là gì? Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI-3

– Do nguồn đầu tư là người nước ngoài điều hành và quản lí vốn của doanh nghiệp nên họ có trách nhiệm cao, mô hình quản lý chuyên nghiệp.

Xem Thêm  Những cách trang trí giúp làm mới chiếc laptop

– Đảm bảo được hiệu quả của nguồn vốn FDI.

– Với mô hình hoạt động của FDI, họ có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công dồi dào cùng với lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có –> mở rộng quy mô sản xuất, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô.

– Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm được giảm xuống phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

– Tránh được hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư

– Thông qua FDI, chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.

– Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ ngoài nước, lưu thông tiền tệ.

– Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp FDI có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.

– Tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

– Khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Tác động tiêu cực của FDI

Bên cạnh những mặt tích cực của FDI mang lại, song cũng tồn tại những mặt hạn chế của hình thức đầu tư kinh doanh này mà chúng ta cần lưu ý. Những tác động tiêu cực của FDI điển hình như sau:

– Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.

– Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.

– Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.

Xem Thêm  Những bộ phim điệp viên Hàn Quốc hay nhất bạn nên xem

– Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.

Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

FDI là gì? Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp FDI-4

Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.

Một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của nước ta mà nó còn là của các công ty đa quốc gia khác. Cho nên các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.

Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải có những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới. Tuyệt đối không hô hào thu hút theo chiều rộng mà bỏ qua chất lượng thu hút đầu tư.

Trên đây là những thông tin về FDI là gì, đặc điểm và vai trò của các doanh nghiệp FDI. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn và cung cấp thêm những kiến thức mới cần thiết cho công việc của bạn. Cám ơn đã theo dõi!

Bài Liên Quan: