Dấu hiệu nhận biết bé bị sâu răng

Sâu rằng là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng là 1 bệnh mạn tính từ lâu và là nguyên chính gây mất răng ở người trẻ tuổi. Một chế độ chăm sóc răng không tốt sẽ dễ mắc các bệnh về răng như sâu răng, nhất là ở trẻ nhỏ rất ham đồ ngọt, mà đây lại là nguyên nhân khiến chúng bị sâu răng 1 cách dễ dàng. Nếu sâu răng không được phát hiện và chữa trị kịp thời dễ dàng dẫn tới tình trạng hao mòn vào tủy gây đau nhức. Để nhận biết dấu hiệu sâu răng ở trẻ, mẹ lưu ý những đặc điểm sau.

Dấu hiệu nhận biết bé bị sâu răng-1
Dental medicine and healthcare – human patient open mouth showing caries teeth decay

Dấu hiệu nhận biết bé bị sâu

1/ Nguyên nhân sâu răng ở trẻ:

Do đường: Các nghiên cứu cho thấy rằng, thức ăn có nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới sâu răng, những người ăn chủ yếu là mỡ, thịt sẽ ít bị sâu răng hơn.

Do vi khuẩn: Điều này cũng được các nhà khoa học đã chứng minh vi khuẩn trong miệng chính là nguyên nhân gây sâu răng:

  • Vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám răng hay cao răng, các mảng bám răng có tới 70% là trọng lượng vi khuẩn. Các mảng bám răng là các mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh sạch sau 24h sẽ liên kết với các vi khuẩn tạo thành, các mảng bám răng không được vệ sinh sau 14 ngày sẽ tạo thành cao răng.
  •  Vi khuẩn trong miệng sẽ phân hủy đường thành axit lactic gây tiêu canxi ở men răng, từ đó gây sâu răng.
Xem Thêm  Cách tăng cân nhanh hiệu quả

Do răng: chất lượng men răng và ngà răng phụ thuộc vào hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ, trong đó đặc biệt là canxi, ngoài ra chất fluor có tác dụng bảo vệ men răng rất tốt, những người có chất lượng men răng và ngà răng tốt sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn những người khác.

2/ Triệu chứng bệnh sâu răng:

Triệu chứng bệnh sâu răng được chia ra làm 3 giai đoạn: sâu men S1, sâu ngà nông S2, sâu ngà sâu S3, trong đó mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Sâu men(kí hiệu S1):

  • Giai đoạn này mới chớm sâu răng, nên hầu như không có cảm giác đau răng ê buốt răng khi bị ăn nóng lạnh, chua ngọt.
  • Trên bề mặt răng có điểm đổi màu men răng (trắng đục như nước vo gạo hoặc vàng nâu).

Sâu ngà nông(kí hiệu là S2):

  • Khi bị kích thích nóng lạnh chua ngọt thì cảm thấy ê buốt ở răng sâu, nhưng khi dừng kích thích này thì hết ê buốt ngay.
  • Tại lỗ răng sâu có ngà mủn, màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ sâu < 2mm.

Sâu ngà sâu(kí hiệu là S3):

  • Cảm thấy ê buốt khó chịu khi bị kích thích ăn nóng lạnh, chua ngọt, ê buốt kéo dài sau khi ngừng kích thích khoảng 30 giây – 1 phút.
  • Lỗ sâu sâu từ 2-4 mm, nạo lỗ sâu thấy ê buốt và có nhiều ngà mủn.
Xem Thêm  Bệnh hắc lào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

3/ Qúa trình tiến triển của sâu răng:

Vi khuẩn hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy và lên men chất đường thành axit, axit phá hủy men răng tạo thành màu trắng đục như nước vo gạo hoặc màu vàng nâu (đây là giai đoạn đầu sâu men).

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời thì axit tiếp tục phá hủy lớp ngà răng tạo thành lỗ sâu (sâu ngà nông), sau đó lỗ sâu ngày càng sâu và rộng ra (giai đoạn sâu ngà sâu).

Khi phá hủy qua lớp ngà, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, nếu tiếp tục không được điều trị dẫn tới tủy chết vi khuẩn lan tới cuống răng gây ra viêm quanh cuống răng.

Chăm sóc sức khỏe cho răng để giúp răng khỏe hơn là các phòng ngừa hữu hiện nhất, nhưng nếu mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu trẻ sâu răng sẽ tốt hơn để giúp bé điều trị kịp thời, tránh các tiến triển nguy hiểm gây hại cho răng, và ảnh hưởng tới cơ thể bản thân.

Bài Liên Quan: