Chăm sóc cây mai sau Tết

Sau Tết là thời điểm mà hoa mai bắt đầu tàn, lúc này cây mai cũng cần được chăm sóc để tiếp tục nở hoa cho năm sau. Chỉ cần biết cách chăm sóc tốt, năm sau bạn vẫn lại có một chậu mai đẹp để chưng Tết mà không cần phải mua chậu mai khác. Sau đây hãy cùng học cách chăm sóc cây mai sau Tết nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai sau Tết

Chăm sóc cây mai sau Tết-1

Với mai chậu chưng trong nhà:

Mai phải được đem ra ngoài càng sớm càng tốt và phải đặt nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở (cả nụ còn lại) để cây dưỡng sức tránh không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt.

Với mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất:

1.Lặt bớt hoa

Những cây này không bị mất sức nhiều nên ít cần hồi sức cho mai như mai chưng trong nhà, nhưng sau khi chưng Tết xong ta phải lặt bỏ các hoa dù đã nở hay chưa nở, vì mai quen nắng nên cây trồng chậu chưng ngoài nắng không cần phải đem vào chỗ mát.

2.Tỉa cành cây

Tỉa cành cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch (trước ngày 15 thì tốt hơn) và tuỳ theo hình dạng của cây ta có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn- dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba. Sau đó dùng khoảng 4g urê (1 muỗng cafe nhỏ) pha với10 lít nước tưới gốc cây và phun lên cả cây. Chú ý đây là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) Fipronil (Regent) phun lần đầu khi tỉa cành khoảng 10 ngày, phun lần thứ hai khi cây vừ nhú tước và lần sau khi lá vừa già.

Xem Thêm  Cách làm bò sốt cam ngon lạ miệng

Chăm sóc cây mai sau Tết-2

3.Vệ sinh cây

Tỉa cành cho cây xong, tiến hành việc vệ sinh cho cây bằng cách dùng vòi nước mạnh phun cho tróc bớt rong rêu nấm mốc trên cây nếu ít. Với cây có rong rêu nấm móc nhiều hơn có thể dùng Ure pha thật đặc phun vào nơi có nấm mốc (dùng nhựa cột dưới che dưới gốc không để Urê chảy xuống gốc) chừng 10 phút, sau đó dùng bàn chải chà thật mạnh cây sẽ tróc hết (nếu có máy rửa xe chỉnh áp lực thấp phun thì sạch nhất, cả những nơi như nách cành, khe kín) để phòng tránh nấm bệnh.

4.Việc thay đất cho cây

Theo kinh nghiệm thì việc thay đất cho cây trong điều kiện cây bị yếu khi vừa cho hoa, kế đến trời miền nam thường nóng sau Tết nên việc thay đất thườg không có lợi, có khi nắng nhiều mà bộ rễ bị tổn thương cây không hấp thụ đủ nước và muối khoáng nên có thể yếu đi hoặc nặng hơn có thể chết. Vì thế ta phải bón một ít phân cho cây để cây phát triển bộ rễ . Phân bón cây lúc trời nắng nóng phải có đạm và kali, có thể dùng NPK ( 20-16-8 ) nhưng tốt nhất là phân hữu cơ như phân cá + phân bánh dầu ngâm + một ít kali (KCl). Đối với cây bình thường, không sâu bệnh thì trong tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch cây sẽ có bộ lá phát triển hoàn chỉnh.

Xem Thêm  Cách làm bánh bao kim sa cho điểm tâm sáng

Chăm sóc cây mai sau Tết-3

Wikicachlam

Bài Liên Quan: