Cách trồng nấm sò bằng mùn cưa

Nấm sò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và được dùng rất phổ biến. Không phải ngẫu nhiên mà nấm sò được nhiều gia đình tin dùng đến vậy bởi vì ngoài cung cấp các chất tốt cho cơ thể mà còn được chế biến rất đa dạng món ăn, giá thành lại khá rẻ và đặc biệt là cách trồng không hề khó, bạn có thể tự tay trồng tại nhà. Tuy nhiên để có những thành phẩm nấm sò tươi ngon thì cách trồng không phải đơn giản. Sau đây hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu xem cách trồng nấm sò bằng mùn cưa như thế nào nhé để có được những cây nấm ngon nhất nhé!

Hướng dẫn cách trồng nấm sò bằng mùn cưa

1. Cách xử lý mùn cưa trước khi trồng

– Mùn cưa dùng để trồng nấm sò thường lấy từ các loại gỗ có nhựa màu trắng, không có tinh dầu, khô ráo được bảo quản tốt.

– Mục đích của việc xử lý mùn cưa trước khi trồng là để khử trùng nhiễm khuẩn, diệt các sâu bệnh có hại, làm cho mùn cưa thấm nước đều, các nhóm vi sinh vật có điều kiện phát triển phân hủy một phần nguyên liệu để nấm có điều kiện phát triển tốt.

Xem Thêm  Stt Tik Tok về tình yêu, Cap đăng TikTok lên xu hướng

– Xử lý mùn cưa bằng cách pha nước vôi với nước theo tỉ lệ 1kg vôi/ 100 lít nước. Sau đó tưới đều vào mùn cưa. Tiếp đến dùng bạt dứa phủ mùn cưa lại và ủ khoảng 3 ngày, bạn không cần đậy kín. Sau khi ủ đủ 3 ngày thì bạn khoan mở tấm bạt ra mà hãy cho nhiệt kế vào sâu bên trong đống ủ để kiểm tra nhiệt độ mùn cưa đạt tiêu chuẩn hay chưa. Nếu nhiệt độ và độ ẩm >= 65 độ C thì ủ đạt, nếu dưới 65 độ thì chưa đạt, lúc này bạn phải ủ lại cho đến khi đạt tiêu chuẩn.

– Cách kiểm tra độ ẩm rất đơn giản, bạn chỉ cần bóc 1 nắm mùn cưa nắm chặt trong tay rồi mở tay ra nếu thấy mùn cưa vỡ ra từ 2 – 3 đường thì đạt yêu cầu. Lúc này mùn cưa sẽ có màu nâu. Sau khi kiểm tra xong bạn hãy ủ mùn cưa thêm 2-3 ngày nữa là có thể đem trồng nấm.

Cách trồng nấm sò bằng mùn cưa-1

2. Cách trồng

– Sử dụng túi nilon có kích thước 30x45cm và được gấp đáy để trồng nấm. Cho mùn cưa đã được xử lý vào túi nilon, dùng tay ấn nhẹ cho mùn cưa dày khoảng 5-7cm rồi rắc một lớp nấm giống vào.

– Sau đó đổ thêm lớp mùn cưa tiếp vào và làm tương tự cho đến lớp thứ 3, lớp trên cùng bạn rắc đều nấm trên bề mặt rồi  lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước nút bông rồi quấn dây chun chặt nút bông.

Xem Thêm  Cách trang trí cây đào ngày tết đẹp lung linh hút lộc tài

– Một bịch giống đạt yêu cầu khi có trọng lượng 2,4-2,7kg, căng tròn và có độ nén vừa phải. Sau khi cấy giống xong bạn hãy để bịch giống vào nhà ươm sạch sẽ thoáng mát.

Cách trồng nấm sò bằng mùn cưa-2

– Khoảng 20-25 ngày sau khi cấy giống, bạn hãy tiến hành kiểm tra để rạch bịch. Khi sợi nấm đã ăn sâu xuống đáy bịch thì bạn dùng dao rạch 6-8 đường dài 5-6cm so le nhau.

Cách trồng nấm sò bằng mùn cưa-3

3. Cách chăm sóc

– Sau khi rạch bịch 4 – 6 ngày thì bạn chưa cần phải tưới nước. Khi nấm đã bắt đầu mọc ra từ các đường rạch thì bạn có thể tưới nước 4-6 lần/ ngày tùy vào điều kiện thời tiết. Nếu để bịch nấm sò thiếu nước sẽ khiến nấm không mọc được, nhưng nếu tưới nước quá nhiều làm ứ đọng thì nấm sẽ rất nhanh bị hư thối.

– Quá trình chăm sóc nấm cần phải sạch sẽ, đảm bảo độ ẩm môi trường xung quanh nấm luôn giữ ở mức khoảng 80%, tránh cho tia sáng, ánh sáng và gió vào vì như thế nấm sẽ khó sinh trưởng.

– Phải thường xuyên kiểm tra coi chuột hay côn trùng nào phá hoại nấm không, vệ sinh xung quanh khu vực trồng nấm.

– Kiểm tra bọc nấm nếu phát hiện nấm bị nhiễm mốc xanh, đen hay thối hay các mô nấm bị khô cứng lại thì nhẹ nhàng dùng tay bóc phần thối đó đi, các mô nấm khác sẽ mọc lên.

Xem Thêm  Ý nghĩa của các loài hoa trong tình yêu

Cách trồng nấm sò bằng mùn cưa-4

Xem thêm: Quy trình và cách trồng nấm rơm hiệu quả

4. Thu hoạch

– Hái nấm đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất, chất lượng cao nhất (quan sát mũ nấm phía ngoài đã căng nhưng giữa mũ và nấm còn hơi lõm, gốc ngắn mgập màu trắng) là thích hợp nhất.

– Khoảng 25-30 ngày thì nấm sẽ mọc đều, cây nấm lớn và có đường kính khoảng 4-5cm. Khi hái nấm đặt một tay giữ cố định túi nấm trên dây treo, đảm bảo túi nấm không bị đung đưa. Tay còn lại cầm phần gốc của chùm nấm, xoay nhẹ cho gốc nấm long ra,
rồi kéo mạnh cho chùm nấm rời hẳn khỏi giá thể. Xếp nấm vào giỏ đựng, cần chú ý đặt mặt sau tai nấm ngửa lên trên để
tránh làm dập nấm. Không để gốc lại vì như thế rất dễ gây nhiễm bệnh cho bịch nấm.

– Dùng dao gọt sạch phần giá thể bám quanh gốc chân nấm. Cắt bỏ phần chất xơ cứng dưới gốc chân nấm.

Cách trồng nấm sò bằng mùn cưa-5

Vậy là Wiki Cách Làm đã hướng dẫn xong kỹ thuật trồng nấm sò bằng mùn cưa cực kì dễ dàng. Thực hiện trồng và chăm sóc đúng cách sẽ cho được năng suất cao đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình, ngoài ra còn có thể chế biến nhiều món ăn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Cách trồng nấm bào ngư xám tại nhà

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: