Khoai tây là một loại củ được dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon và đây cũng là loại cây dễ trồng trong nhà. Với nhu cầu sử dụng rau quả sạch hiện nay thì bỏ túi cách tự trồng khoai tây trong nhà là một điều rất cần thiết. Cây khoai tây rất dễ trồng, chỉ cần cung cấp đầy đủ ánh sáng, độ ẩm phù hợp, đất giàu dinh dưỡng thì cây khoai tây sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao. Sau đây hãy cùng tindep.com học cách trồng khoai tây trong chậu nhé!
Contents
Hướng dẫn cách trồng khoai tây trong chậu tại nhà
Khoai tây là loại rau củ có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cây khoai tây rất dễ trồng và không cần chăm sóc quá nhiều nhưng vẫn phát triển tốt. Thậm chí khoai tây còn phát triển trong những khoảng không gian nhỏ hẹp như chậu, thùng xốp,… cho nên để đảm bảo có được những củ khoải tây chất lượng mà không lo bảo quản, sâu bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm thì trồng cây khoai tây tại nhà cũng là một điều tốt.
Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị về kinh tế cao, giúp chống bệnh ung thư, giảm căng thẳng mệt mỏi,… đối với phụ nữ dùng khoai tây thì có thể làm đẹp da nếu sử dụng đúng cách. Khoai tây chứa rất nhiều tinh bột có thể ăn thay cơm bằng khoai tây. Chế biến các món ăn bằng khoai tây cũng rất tuyệt vời như salad, khoai tây chiên, canh củ thập cẩm,..
1. Thời vụ trồng
Khoai tây nên thích hợp trồng vào thời vụ đông vào khoảng tháng 10 – 11, trồng trong thời gian này cây sẽ cho bạn những củ khoai tây to, mập đem lại năng suất cao cho người trồng. Trồng khoai tây vào các thời điểm khác mùa thì cây sẽ phụ thuộc vào thời tiết lúc đó để có thể biết được sự phát triển của cây có tốt không, thời kì thu hoạch nhanh hay chậm.
2. Chuẩn bị
- Củ giống: Nên chọn củ có khối lượng ít nhất 50gram trở lên, đường kính củ >4,5cm. Có thể trồng bằng nguyên củ khoai tây hoặc trồng bằng một miếng bổ. Thường thì cách trồng bằng miếng bổ được người dân ưa dùng hơn vì sẽ tiết kiệm được chi phi một cách đáng kể.
- Chậu trồng: Bạn nên chọn loại chậu hoặc thùng to và sâu để đảm bảo cây có sự phát triển tốt.
- Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thoát nước và giữ ẩm tốt.
- Lưu ý: cần trồng khoai tây ở nơi có đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng có độ ẩm tốt, thoát nước.
3. Các bước thực hiện
Bước 1: Điều đầu tiên khi trồng khoai tây là thúc củ lên mầm. Các củ khoai tây giống bạn đặt vào một chiếc khay rồi để ở nơi thoáng mát tạo điều kiện cho chúng nảy mầm. Sau vài ngày củ khoai tây mọc mầm dài khoảng 2-3cm thì có thể đem đi trồng.
Khi đang trong quá trình này không nên tưới nước lên khoai, không được đặt khoai trực tiếp vào phân, phân hóa học vì như vậy sẽ rất dễ làm chết khoai. Chỉ cần mầm hơi nhú lên tý là có thể đem đi trồng ngay không cần đợi ra quá dài.
Bước 2: Cần tạo các lỗ thoát nước cho chậu (thùng). Sau đó đổ đất hữu cơ vào đầy 1/3 chậu rồi đặt 4-5 củ khoai giống lên bề mặt đất, đặt sao cho mầm khoai tây hướng lên trên. Sau đó phủ một lớp phân bón hữu cơ dày khoảng 15cm lên trên rồi tưới nước.
Bước 3: Một thời gian khi cây lớn bạn hãy đổ thêm đất lên trên và thêm phân hữu cơ vào xung quanh các cây cho đầy chậu. Làm như vậy sẽ giúp cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống chọi với gió lạnh tốt hơn.
Bước 4: Trong quá trình trồng cần thường xuyên tưới nước cho cây để cây phát triển tốt nhất, tránh tình trạng cây bị khô.
Bước 5: Cuối cùng bạn chỉ việc hưởng thụ thành quả của mình. Sau khoảng 85-90 ngày trồng là bạn có thể thu hoạch khoai tây được rồi nhé! Dùng tay gỡ các cây rồi đổ toàn bộ đất trong thùng ra, gom các củ khoai giống lại.
4. Phân bón cho khoai tây
Khoai tây là cây trồng cần đáp ứng nhu dinh dưỡng mới đạt năng suất cao. Chúng ta cần cung cấp N, P2O5 , K2O, SiO2, CaO vi lượng các loại (Sắt, Bo, Kẽm, Đồng, Mo). Căn cứ theo giống và vùng đất trồng mà cần nhu cầu dinh dưỡng cho cây khác nhau.
Lượng phân bón khuyên dùng ha/vụ khi trồng khoai tây: N (120-150kg), P2O5 (60-80kg), K2O (130-170kg).
5. Bảo quản khoai tây
Khoai tây sau khi thu hoạch nên bảo quản đúng cách. Chúng ta nên bảo quản khoai tây thoáng mát, khô ráo và không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
Dành thời gian sàng lọc khoai. Củ bị rách vỏ, dập nên tách riêng so với các củ lành lặn, bởi nếu chúng hỏng có thể lây lan cho các củ khác. Bảo quản nơi tối nhưng tránh xa ánh sáng và độ ẩm. Nhiệt độ cũng sẽ ảnh hưởng đến khoai tây, nên bảo quản khoai tây trung bình 6-10 độ C, chúng có thể bảo quản vài tháng là chuyện bình thường.
Với các củ khoai mọc mầm kèm theo vỏ xanh nên loại bỏ. Không nên nấu nướng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm: Cách trồng rau cải xanh bằng hạt
Cách trồng khoai tây trong chậu thật đơn giản phải không nào! Đảm bảo an toàn vệ sinh, không sâu bệnh mà còn rất tốt cho sức khỏe cho bạn. Đem lại vẻ đẹp tươi xanh thêm cho khu vườn nhà bạn. Bây giờ bạn hãy thử trổ tài trồng khoai tây tại nhà thử xem nhé! Chúc các bạn thành công