Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH mới nhất 2019

Theo Thông tư 10/2019/TT-BLĐTBXH quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định 44/2019/NĐ-CP Chính phủ. Qua đó, ta có cách tính lương hưu mới nhất năm nay dành cho các đối tượng nam/nữ trong độ tuổi nghỉ hưu như sau.

Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH mới nhất 2019-1

Điều kiện hưởng lương hưu mới nhất năm 2019

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

– Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

– Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

– Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Lương hưu năm 2019 tăng bao nhiêu %?

Tăng lương hưu theo tỷ lệ hưởng lương hưu theo số năm đã đóng BHXH

Quy định số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% đối với lao động nữ là đủ 15 năm; đối với lao động nam thì thời gian đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% quy định có lộ trình cụ thể năm 2018 đủ 16 năm, năm 2019 đủ 17 năm, năm 2020 đủ 18, năm 2021 đủ 19 năm, năm 2022 đủ 22 năm mới tương ứng với tỷ lệ 45%. Sau đó, đối với cả nam và nữ cứ mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách trồng bí đao và chăm bón bí xanh

1. Nếu lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định để được hưởng lương hưu trong năm 2017 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu được tính như sau:

15 năm đầu tính bằng 45% + 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3% bằng 30% tổng bằng 75%.

2. Nếu lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định để được hưởng lương hưu năm 2018 thì cách tính tỷ lệ % hưởng lương như sau:

15 năm đầu tính bằng 45% + 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 20% tổng bằng 65%.

Tóm lại, từ năm 2018 trở đi, để đạt được tỷ lệ % hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 30 năm.

3. Đối với lao động nam có đủ 30 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định nếu nghỉ hưu trong năm 2017 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu tính theo công thức:

15 năm đầu tính bằng 45% + 15 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 30%).

4. Nếu lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu tính theo công thức:

16 năm đầu bằng 45% + 14 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 28%.

Tăng lương hưu theo tỷ lệ hưởng lương hưu theo độ tuổi nghỉ hưu

Tỷ lệ hưởng lương hưu còn phụ thuộc vào độ tuổi khi nghỉ hưu, trong đó, tuổi quy định được hưởng lương hưu phụ thuộc điều kiện làm việc, chức danh nghề, công việc nơi làm việc, cụ thể:

1. Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 thì tuổi quy định là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.

2. Người lao động làm công việc nặng nhọc, có tính chất độc hại nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì tuổi quy định hưởng lương hưu là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.

3. Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò thì tuổi quy định được hưởng lương hưu là đủ 50 tuổi.

Ngoài ra, các trường hợp được kéo dài thời gian làm việc không quá 5 năm tương ứng sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn 60 tuổi đối với nam, cao hơn 55 tuổi đối với nữ.

Tăng lương hưu theo tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người về hưu trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định

Đối với người nghỉ hưu trước tuổi quy định, cách tính lương hưu năm 2018 như sau:

Xem Thêm  Biểu cảm về loài cây yêu thích nhất hoa phượng

– Tính tỷ lệ hưởng theo số năm đã đóng BHXH như cách tính trên, sau đó, tính tỷ lệ phải giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi quy định (trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định nêu trên);

– Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% (cả nam và nữ);

– Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ %.

Tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp hồ sơ người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01/01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.

Cách tính lương hưu khi tham gia BHXH mới nhất 2019-2

Cách tính lương hưu mới nhất

Công thức tính lương hưu mới nhất được quy định như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng phụ thuộc vào giới tính, số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

– Lao động nữ nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

– Lao động nam nghỉ hưu năm 2019 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 17 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người về hưu năm 2019 tối đa 75% và bằng:

Nam = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 17 năm) x 2%;

Nữ = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 15 năm) x 2%.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định như sau:

– Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

Thời gian bắt đầu tham gia BHXHSố năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH
Trước ngày 01/01/19955 năm
Từ 01/01/1995 đến 31/12/20006 năm
Từ 01/01/2001 đến 31/12/20068 năm
Từ 01/01/2007 đến 31/12/201510 năm
Từ 01/01/2016 đến 31/12/201915 năm
Từ 01/01/2020 đến 31/12/202420 năm
Từ 01/01/2025Toàn bộ thời gian đóng BHXH
Xem Thêm  Những địa điểm hẹn hò riêng tư, lãng mạn ở Đà Nẵng

– Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian;

– Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian.

Ví dụ cách tính lương hưu theo bảo hiểm xã hội với lao động nghỉ hưu năm 2019

Bác Nguyễn Văn Nam đã tham gia bảo hiểm tại cơ quan nhà nước từ năm 1985 đến hết tháng 12/2018 là vừa tròn 33 với mức lương đóng BHXH  5 năm cuối như sau:

+ Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014 mức lương đóng BHXH 5.500.000đ/ tháng.

+ Từ 01/01/2015 đến 31/12/2015 mức lương đóng BHXH 6.000.000đ/ tháng.

+ Từ 01/01/2016 đến 31/12/2016 mức lương đóng BHXH 6.500.000đ/ tháng.

+ Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 mức lương đóng BHXH 7.500.000đ/ tháng.

+ Từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 mức lương đóng BHXH 8.000.000đ/ tháng.

Xác định mức lương hưu bác Nam nhận được

Năm 2019 bác Nam về hưu số năm tối thiểu để được hưởng tỷ lệ lương tối thiểu là 45% khi đóng đủ 17 năm.

Như vậy tỷ lệ lương sẽ được hưởng là: (33-17)*2% + 45% = 77% theo quy định sẽ bác được hưởng tối đa là 75%.

Với số năm đóng dư là 1 năm bác sẽ được nhận trợ cấp 1 lần khi về hưu bằng 0,5 x Mức lương bình quân tháng đóng BHXH.

Mức bình quân tháng đóng bảo hiểm được xác định như sau:

= (5.500.000+6.000.000+6.500.000+7.500.000+8.000.000)/ 5 = 6.700.000đ

Mức hưởng lương hưu = Mức bình quân tháng đóng BHXH x Tỷ lệ hưởng (%)

= 6.700.000 x 75% = 5.025.000đ

Ngoài ra bác còn được hưởng trợ cấp 1 lần với 1 năm đóng dư xác định như sau:

Mức hưởng trợ cấp 1 lần = 0,5 x Số năm đóng dư x Mức bình quân tháng đóng BHXH

= 0,5 x 1 x 6.700.000 = 3.350.000 đ

Như vậy khi về hưu bác Nam sẽ nhận được lương hưu hàng tháng là 5.025.000đ và khoản trợ cấp 1 lần cho 1 năm đóng dư là 3.350.000đ.

>>> Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần mới nhất 2019

Đây là cách tính lương hưu mới nhất 2019 theo quy định Chính phủ. Hi vọng bai viết này sẽ hữu ích với mọi người, hỗ trợ các cán bộ kế toán và những người nghỉ hữu có thể tính được mức lương hưu mới nhất trong năm nay.

Bài Liên Quan: