Cách tính lãi suất ngân hàng theo kỳ hạn, tháng, năm

Hướng dẫn tính lãi suất ngân hàng ngắn hạn theo tháng và năm theo quy định để có sự tính toán hợp lý mang lại nguồn tiền nhiều hơn dành cho những ai có ý định gửi tiền ngân hàng. Bạn đang quan tâm đến tính lãi suất ngân hàng thì hãy xem các cách tính lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm sau đây đây nhé.

Cách tính lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm

Cách tính lãi suất ngân hàng theo kỳ hạn, tháng, năm-1

Hiện tại, việc đầu tư nhiều loại hình khác như chứng khoán, vàng, các dịch vụ kinh doanh gặp trắc trở do sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp với nhau. Gửi tiết kiệm là lựa chọn hàng đầu vừa an toàn mặc dù sinh lời chậm và ít nhưng nhìn chung vẫn có lợi.

Cách tính lãi suất ngân hàng kỳ hạn, tháng, năm dựa vào các loại dịch vụ tiền gửi tiết kiệm mà có sự khác nhau, mỗi ngân hàng lại có sự chênh lệch, với lãi suất là tỷ lệ phần trăm tính sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên khi cùng tham gia thỏa thuận, số phần trăm lãi suất này bên vay tiền sẽ phải trả thêm khi khách hàng đi vay.

Xem Thêm  Confetti là gì? Gameshow kiếm tiền trực tuyến hấp dẫn

1. Cách tính lãi suất ngân hàng không kỳ hạn

Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm không cần đăng ký mức kỳ hạn kèm theo. Người gửi tiền có thể rút tiền mặt ở mọi thời điểm mà không cần thông báo trước với ngân hàng.

Cách tính lãi suất ngân hàng theo kỳ hạn, tháng, năm-2

Lãi suất ngân hàng  kỳ hạn dùng khi gửi tiết kiệm được tính như sau:

Công thức: Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 80 triệu VNĐ không kỳ hạn tại ngân hàng, mức lãi suất là 1,5 %/năm. Thời điểm rút tiền gửi là sau 6 tháng, ta sẽ nhận được đúng mức lãi suất là 1,5%.

Tiền lãi = Tiền gửi x 1,5%/360 x 180.

= 80,000,000 x 1,5%/360 x 180 = 600,000 VNĐ.

2. Cách tính lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là bạn chỉ có thể rút ra sau một khoảng thời gian nhất định mà người gửi và ngân hàng đã cam kết. Bên ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để bạn chọn lựa, có thể là theo tuần, quý, năm,…

Cách tính lãi suất ngân hàng theo kỳ hạn, tháng, năm-3

Công thức tính lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360

Hoặc Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi

Đối với phương thức này, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn. Khi bạn rút tiền đúng hạn bạn sẽ nhận được toàn bộ lãi suất. Trường hợp bạn đăng ký gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng bạn lại muốn rút tiền trước khi đến kỳ hạn thì khoản tiền lãi của bạn sẽ được tính bằng mức lãi suất không kỳ hạn.

Xem Thêm  STT về rượu hài hước - Cap say rượu thả thính

Ví dụ:

Bạn gửi ngân hàng 80 triệu VNĐ, nếu gửi lãi suất có kỳ hạn trong 1 năm, mức lãi suất có thể lên đến 8%. Như vậy, nếu sau một năm gửi tiền, bạn sẽ có được khoản tiền lãi:

Số tiền lãi = Tiền gửi * 8%

= 80,000,000 * 8% = 6,400,000 VNĐ.

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:

Số tiền lãi = Tiền gửi * 8%/360 *180

= 80,000,000 * 8%/360*180 = 3,200,000 VNĐ

Rút tiền trước kỳ hạn thì số tiền lãi sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn và tiền lãi ít, thông thường là dưới 1%. Vì vậy xin mọi người chú ý vấn đề này để tránh số tiền nhận được ít hơn dự tính.

Chú ý: Căn cứ quy định riêng của mỗi ngân hàng mà có quy ước số ngày trong năm, trung bình các ngân hàng tính đó là 360 hoặc 365 ngày và hình thức trả lãi suất và kỳ hạn quy định riêng cũng sẽ không giống nhau. Nếu khách hàng muốn gửi tiết kiệm ở các ngân hàng nào thì không nên chỉ chú ý đến lãi suất mà quên đi việc tìm hiểu một số quy định khác của ngân hàng đó đề ra.

Lãi suất tiền gửi các ngân hàng hiện nay

Bảng lãi suất ngân hàng 2019

Cách tính lãi suất ngân hàng theo kỳ hạn, tháng, năm-4

So sánh lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm trong năm 2019

So sánh về lãi suất ngân hàng đối với tiền gửi tiết kiệm hiện nay ta có thể thấy:

Xem Thêm  Lời chúc ngày Quốc Tế phụ nữ 8/3, STT thả thính ngày 8/3

– Trong thời điểm đầu năm 2019, ngân hàng trả lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 1-3 tháng là VIB Bank, Đông Á bank với lãi suất 1 tháng lên tới 5,5%/năm. Tiếp theo đó là SHB, VP bank trả 5,3%/năm với kỳ hạn 1 tháng.

– Đối với kỳ hạn 6 tháng, VP bank đứng đầu về lãi suất huy động với mức chi trả 7,2%/năm. Đứng sau là VIB và Đông Á bank với 7,1%/năm.

– Đối với kỳ hạn 12 tháng, VIB và Đông Á bank chiếm vị trí đầu bảng khi trả lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,4%/năm. Các ngân hàng trả lãi suất cao theo sát là VP bank với 7,25%/năm.

– BIDV trả lãi tiết kiệm 12 tháng cao nhất khối ngân hàng TMCP vốn nhà nước với lãi suất 6,9%/năm, các ngân hàng còn lại đồng loạt trả 6,8%/năm.

– Nhóm ngân hàng TMCP vốn nhà nước, Vietinbank trả lãi kỳ hạn 24-36 tháng cao nhất, với lãi suất tiết kiệm là 7,0%/năm. Mức này cao hơn hẳn 3 ngân hàng gốc quốc doanh còn lại.

Xem thêm >> Cách tính phần trăm giảm giá nhanh, công thức tính % tăng giảm

Vừa rồi là một số kiến thức về gửi tiết kiệm cũng như cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng hoặc theo năm. Mong rằng các thông tin trên phần nào giúp khách hàng có thêm kiến thức để tính toán thật hợp lý để số tiền tiết kiệm gửi sinh lời nhiều nhất có thể.

Bài Liên Quan: