Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất

Trong quá trình học tập cũng như công việc của một nhân viên kế toán, không ít trường hợp các bạn gặp nhiều rắc rối trong việc tính khấu hao tài sản cố định. Để giúp bạn giải quyết những khó khăn này, Wiki Cách Làm sẽ gửi đến các bạn những cách tính khấu hao tài sản cố định theo nhiều phương pháp kèm theo ví dụ minh họa để hỗ trợ cho công việc của bạn. Cùng theo dõi bên dưới đây!

Cách tính khấu hao tài sản cố định trên excel

Lập bảng trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-1

Nội dung bảng trích khấu hao bao gồm:

– Thông tin về tài sản:

  • Mã, tên tài sản
  • Ngày đưa vào sử dụng
  • Số lượng tài sản sử dụng (cột số lượng thường áp dụng với doanh nghiệp có nhiều loại tài sản giống nhau)
  • Nguyên giá tài sản: là nguyên giá lúc mới đưa vào sử dụng, tại ngày đưa vào sử dụng.

– Giá trị khấu hao:

  • Giá trị còn lại đầu kỳ = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế đến cuối kỳ trước = Giá trị còn lại cuối kỳ trước
  • Thời gian khấu hao: thường quy đổi ra tháng = Số năm sử dụng * 12 tháng. Lưu ý: đưa vào sử dụng ngày nào, tháng nào thì tính từ ngày đó, tháng đó
  • Giá trị khấu hao theo ngày = Nguyên giá / Thời gian khấu hao / 30 (quy ước mỗi tháng 30 ngày)
  • Số ngày khấu hao: Lưu ý tại thời điểm đưa vào sử dụng (Trích khấu hao tại tháng bắt đầu sử dụng) và thời điểm kết thúc khấu hao (trích khấu hao tại tháng cuối cùng sử dụng) thì phải xác định theo số ngày sử dụng trong tháng đó.

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Bắt đầu sử dụng:

Số ngày khấu hao = Tổng số ngày trong tháng – Ngày đưa vào sử dụng +1

(vì nguyên tắc tính tròn ngày nên sẽ bắt đầu từ ngày 0 được coi là 1 ngày)

Kết thúc sử dụng:

Số ngày khấu hao = Tổng số ngày trong tháng – Ngày kết thúc sử dụng +1 = Tổng số ngày trong tháng kết thúc – Số ngày sử dụng trong tháng bắt đầu (cùng ngày nhưng khác năm)

– Giá trị khấu hao trong kỳ = Số ngày khấu hao * Giá trị khấu hao theo ngày

– Khấu hao lũy kế = Giá trị còn lại đầu kỳ + Giá trị khấu hao trong kỳ

– Giá trị còn lại cuối kỳ = Giá trị còn lại đầu kỳ – Giá trị khấu hao trong kỳ = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế

Xem Thêm  Tổng hợp các giống chó Đức nổi tiếng khôn ngoan

Cách tính khấu hao tài sản cố định trên Misa

– Tại phân hệ Tài sản cố định, chọn chức năng Tính khấu hao bên thanh tác nghiệp (hoặc trên tab Tính khấu hao chọn chức năng Thêm).

– Chọn tháng và năm cần tính khấu hao, sau đó nhấn Đồng ý.

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-2

– Kiểm tra lại thông tin khấu hao đã được hệ thống tự động sinh:

  • Tab Tính khấu hao: liệt kê giá trị tính khấu hao của từng tài sản.

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-3

  • Tab Phân bổ: liệt kê giá trị khấu hao của từng tài sản sẽ được phân bổ cho các đối tượng nào.

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-4

Lưu ý:

+ Có thể thiết lập phân bổ cho nhiều TSCĐ cùng lúc bằng cách nhấn chọn chức năng Chọn nhiều TSCĐ để phân bổ cùng lúc.

+ Trường hợp các TSCĐ được phân bổ cho cùng một khoản mục chi phí, kế toán có thể nhập nhanh thông tin bằng cách chọn khoản mục chi phí cho đối tượng phân bổ đầu tiên, sau đó nhấn chuột phải và chọn chức năng Sao chép dữ liệu cho các dòng dưới.

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-5

  • Tab Hạch toán: liệt kê các bút toán hạch toán nghiệp vụ khấu hao TSCĐ

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-6

– Sau khi kiểm tra thông tin khấu hao TSCĐ, nhấn Cất.

– Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu cần in. Kế toán có thể theo mẫu do phần mềm cung cấp hoặc theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp.

Lưu ý:

+ Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), việc khấu hao TSCĐ được thực hiện khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó.

+ Có thể xuất khẩu thông tin phân bổ TSCĐ ra tệp excel bằng cách chọn chức năng Xuất khẩu trên thanh công cụ.

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng

Cách tính khấu hao tài sản cố định mới nhất-7

Đây là phương pháp có mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp này áp dụng được với tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Công thức tính khấu hao tài sản cố định hàng năm như sau:

Mức trích khấu hao hàng năm=Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian trích khấu hao

Công thức tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng như sau:

Mức trích khấu hao hàng tháng=Mức trích khấu hao hàng năm
12

Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:

Mức trích khấu hao theo tháng P/S=Mức trích khấu hao theo thángXSố ngày sử dụng trong tháng
Tổng số ngày của tháng P/S

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ: Ngày 10/07/2018, Công ty Touri Shop mua 01 máy photocopy Toshiba trị giá 60.000.000 đồng, chưa thuế VAT, được chiết khấu 1.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 1.000.000 đồng. Máy được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó.

Xem Thêm  Những câu nói đạo lý hay về tình yêu, cuộc sống

Cách tính khấu hao TSCĐ như sau:

– Xác định thời gian trích khấu hao: Máy photocopy Toshiba có thời gian sử dụng từ 7 – 15 năm. Vậy trích khấu hao trong vòng 10 năm

– Nguyên giá : 60.000.000 – 1.000.000 +1.000.000 = 60.000.000 đồng

– Mức khấu hao hàng năm: 60.000.000/ 10 = 6.000.000 đồng/ năm

– Mức khấu hao hàng tháng: 6.000.000/12 = 500.000 đồng/ tháng

– Mức khấu hao trong tháng 7:  (500.000/ 31 ngày ) x 22 ngày = 354.838 đồng

– Như vậy trong tháng 7 được trích 354.838 đồng vào chi phí, từ T8/2018 được trích 500.000 đồng và hàng năm được trích 6.000.000 đồng.

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và thỏa 2 điều kiện sau:

– Là TSCĐ mới, chưa qua sử dụng.

– Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.

Công thức tính khấu hao tài sản cố định hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%)=1X 100
Thời gian khấu hao của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐHệ số điều chỉnh
Đến 4 năm ( t <,= 4 năm)1.5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t <,= 6 năm)2
Trên 6 năm ( t > 6 năm)2.5

Trong những năm cuối khi mức khấu hao bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Ví dụ: Công ty Touri Shop mua một thiết bị đo lường với nguyên giá là 40.000.000 đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ này là 4 năm.

Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

– Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%):  (1/4) x 100% = 25%

– Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh t = 4:25% x 2 = 50%

– Mức trích khấu hao hàng năm của TCSĐ  trên được xác định cụ thể như sau:

Xem Thêm  Những câu nói hay về bữa cơm gia đình, Stt cơm nhà nghèo

ĐVT: đồng

Năm thứGiá trị còn lại đầu năm của TSCĐMức khấu hao hàng nămMức khấu hao hàng thángKhấu hao lũy kế cuối năm
140.000.00020.000.000 (40tr x 50%)1.666.66620.000.000
220.000.00010.000.000 (20tr x 50%)833.33330.000.000
310.000.0005.000.000 (10tr/2)416.66635.00.000
410.000.0005.000.000 (10tr/2)416.66640.000.000

Cách tính khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Áp dụng phương pháp này đối với các loại TSCĐ thỏa các điều kiện sau:

– Trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm.

– Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

Công thức tính khấu hao TSCĐ hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm=  Số lượng sản phẩm sản xuất trong nămX

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Công thức tính khấu hao TSCĐ hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng=  Số lượng sản phẩm sản xuất trong thángX

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

=

Nguyên giá của TSCĐ

Số lượng theo công suất thiết kế

Trong trường hợp nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.

Ví dụ: Công ty Anpha mua một máy cắt gỗ với giá trị 300.000.000 đồng (Chưa VAT). Công suất thiết kế của máy này là 30m/ phút. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy cắt gỗ này là 2.000.000 m. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy cắt gỗ này là:

ThángKhối lượng sản phẩm hoàn thành (m)
115.000
224.000
315.000
416.000
518.000
612.000
713.000
815.000
924.000
1015.000
1116.000
1216.000

Mức trích khấu hao bình quân cho 1m gỗ: 300.000.000 đ / 2.000.000 m= 150 đ/m

Mức trích khấu hao của máy cắt này được tính theo bảng sau:

ĐVT: đồng

ThángCách tính khấu hao hàng thángMức trích khấu hao tháng (đồng)
115.000 x 1502.250.000
224.000 x 1503.600.000
315.000 x 1502.250.000
416.000 x 1502.400.000
518.000 x 1502.700.000
612.000 x 1501.800.000
713.000 x 1501.950.000
815.000 x 1502.250.000
924.000 x 1503.600.000
1015.000 x 1502.250.000
1116.000 x 1502.400.000
1216.000 x 1502.400.000
Tổng mức khấu hao cả năm:29.850.000

>>> Xem thêm: Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động của doanh nghiệp

Đây là những hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định dựa trên nhiều phương pháp và nhiều cách tính. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho việc học tập cũng như công việc của bạn có liên quan.

Bài Liên Quan: