Cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian

Với bản tính thông minh, lanh lợi và khá lém lỉnh, Phốc sóc – Pomeranian đang ngày trở thành dòng chó cưng được ưa chuộng và nuôi nhiều trong các gia đình. Nếu bạn đang định nuôi một em phốc sóc để bầu bạn, vậy thì đừng quên ghé qua bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình thật nhiều kinh nghiệm hay về cách nuôi chó Phốc nhé.

Cách chọn chó Phốc sóc (Pomeranian) đẹp

Cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian-1

Phốc sóc hay còn gọi là Pom, là một giống chó có ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu. Để có thể chọn cho mình một chú Phốc sóc thuần chủng thì bạn cần để ý đến một số yếu tố sau:

  • Chọn những chú phốc sóc có thân hình cân đối, đầy đặn, chân thấp nhưng chắc.
  • Đầu cân xứng với cơ thể, ngực nở rộng và khuôn mặt tròn. Cặp mắt to tròn và hơi lồi. Đôi tai nhọn và hơi dựng đứng trên đầu. Chiếc đuôi xù lông.
  • Lông phốc sóc dày rậm và và dài, lông ở vùng cổ, ngực thường rậm hơn.

Tính cách chó Phốc sóc

Trước khi tìm hiểu những cách nuôi chó Phốc thì chúng ta hãy xem qua về tính cách của giống chó này như thế nào nhé.

Chó Phốc sóc là giống chó nhỏ rất năng động, chúng thông minh, hoạt bát và ham học hỏi. Chúng rất trung thành với chủ nhân và gia đình chủ, vì thuộc dòng chó quý tộc nên đôi khi những bé này có phần bướng bỉnh và liều lĩnh. Nếu được huấn luyện chu đáo, chúng sẽ trở nên thân thiện và sống hòa thuận với các vật nuôi khác trong nhà.

Chó Phốc sóc có khả năng học xiếc giỏi nhưng cần được dạy dỗ kiên định. Chúng luôn biểu lộ sự trìu mến với những người chúng yêu thương. Tuy nhiên, chúng lại khá kén ăn.

Hướng dẫn cách nuôi chó Phốc sóc

Cách nuôi chó Phốc khá tỉ mỉ hơn các giống chó khác bởi đây là những em cún mang phong cách quý tộc, nếu không khéo chúng sẽ dễ mắc “hội chứng chó nhỏ” khó chăm, khó bảo.

Chế độ dinh dưỡng dành cho Phốc sóc

Cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian-2

Cũng giống như những dòng chó nhỏ khác, phốc sóc có hệ tiêu hóa khá kém nên thức ăn cho chúng hàng ngày cần được đảm bảo dinh dưỡng và khắt khe.

  • Với phốc sóc từ 1-2 tháng tuổi bạn có thể cho chúng ăn cháo, thịt băm nhuyễn và các loại thức ăn đã ngâm mềm như bột gạo, bột ngô. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh để chúng ăn quá no 1 lần.
  • Từ 3-6 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của phốc sóc đã cứng cáp hơn. Bạn có thể đa dạng khẩu phần ăn với thịt gà, thịt bò, tôm, rau củ hoặc cơm nhão trộn với thịt nạc. Ngoài ra, rau củ cũng là một phần không thể thiếu để bổ sung vitamin cho cún cưng.
  • Từ 6 tháng tuổi trở nên, bạn chỉ cần cho chúng ăn ngày 2-3 bữa, tăng cường thêm những thực phẩm giàu đạm. Nếu muốn lông của phốc sóc thêm mượt và bóng đẹp, bạn có thể cho chúng ăn thêm trứng vịt lộn nhé.
Xem Thêm  Tiểu sử Nam Em: Thông tin cá nhân, sự nghiệp, chuyện tình yêu

Thức ăn cho chó Phốc sóc

Đây là giống chó khá kén ăn nên muốn nuôi chúng thì bạn cần tìm hiểu về những loại thức ăn mà chúng thích ăn và có thể ăn được để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé cún của bạn.

Thức ăn dạng viên khô:

Những chú chó Phốc sóc rất thích ăn thức ăn dạng viên bởi nó có mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, trong những loại thức ăn này lại có chứa một lượng chất độn để làm tăng khối lượng thực phẩm. Chất độn này không có chứa dinh dưỡng nào cả nên bạn hãy hạn chế cho cún ăn loại thức ăn này.

Mặc dù không có chứa dinh dưỡng nhưng chất độn lại có công dụng tạo xốp cho thức ăn giúp bé cún dễ nhai hơn. Khi mua thức ăn viên cho cún thì bạn nên lưu ý các thành phần ghi trên bao bì. Một gói thức ăn tốt nhất dành cho bé Phốc nhà bạn cần phải có:

  • Ít hơn 10% chất độn.
  • 20-25% protein.
  • 10-15% chất béo.
  • Còn lại là vitamin, chất xơ, khoáng chất, tinh bột,…

Thức ăn tươi:

Đối với Phốc sóc thì thức ăn tươi sẽ là lựa chọn tốt nhất. Mặc dù phải mất thời gian để chế biến nhưng loại thức ăn này sẽ đảm bảo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thức ăn dạng viên. Những loại thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của Phốc sóc mỗi ngày:

– Các loại thịt: Cung cấp protein và chất béo cho bé Phốc

– Rau, củ, quả: Bổ sung chất xơ và các vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa của cún.

Xem Thêm  Những bộ phim Hàn Quốc có kết thúc buồn nhất

– Cơm: Cung cấp tinh bột cho cún có năng lượng hoạt động

– Trứng: Đặc biệt là trứng vịt lộn tốt cho bộ lông của cún, giúp lông thêm óng mượt

– Sữa: Nên chọn loại sữa cung cấp nhiều canxi cho cún.

Lưu ý: Mỗi bữa chỉ nên cho cún ăn với khối lượng bằng 3-4% trọng lượng cơ thể. Đừng nên để bé cún ăn quá no hay quá đói sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

Cách chăm sóc phốc sóc

Cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian-3

Để có thể chăm sóc cho Phốc sóc – Pomeranian được tốt hơn, bạn nên chú ý đến một số điều sau:

Chó Pom không chịu được nóng nên chúng cần có một nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Nếu thời tiết quá nóng bạn nên cắt tỉa bớt lông cho chúng, cho chó pom ngồi quạt, cho uống nhiều nước và ăn trái cây để cún cưng của bạn khỏe mạnh hơn.

Chó Pomeranian rất hoạt bát, thích chạy nhảy và vui đùa. Vì thế mỗi ngày bạn nên dành thời gian cho cún cưng của mình đi dạo, vui chơi bên ngoài chừng 15-30 phút để rèn luyện thể lực.

Cách huấn luyện chó Phốc sóc

Cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian-4

Những bé Phốc sóc thường hay bị mắc “hội chứng chó nhỏ” nếu được chủ nhân nuông chiều quá đà. Với giống chó này, ngay từ khi mang về nhà bạn nên huấn luyện chúng kỹ càng để tránh chúng có tâm lý “muốn gì được nấy”, “muốn làm gì làm”. Bạn hãy dạy dỗ nghiêm khắc cho bé Phốc sóc 2 tháng tuổi bằng việc dạy chúng các bài cơ bản như cách đi vệ sinh đúng chỗ, cách ngồi, cách bắt tay,…

Đặc biệt loại chó này có một điểm xấu chính là sủa nhiều và dai dẳng, khi sủa có nghĩa là chúng muốn ăn một thứ gì đó. Để khắc phục tình trạng “sủa” của chúng bạn hãy áp dụng cách dạy sau:

Bước 1: Nếu bé Phốc bắt đầu sủa vô cớ thì bạn nên ngắt ngang tiếng sủa của bé bằng một mệnh lệnh to, rõ: “Im

Bước 2: Ban đầu có thể bé cún sẽ không ngừng sủa theo yêu cầu của bạn. Lúc này bạn nên thể hiện thái độ giận dữ và chỉ tay về phía chúng, quát to một lần nữa: “Im lặng“.

Bước 3: Nếu chúng vẫn không ngừng sủa thì bạn hãy lấy một chút đồ ăn để dụ chúng. Quát to “Im” sau đó hướng đồ ăn về phía chúng. Đợi đến khi nào chúng im lặng thì mới cho ăn.

Xem Thêm  Hình nền hoa lan đẹp cực chất cho máy tính, điện thoại

Bước 4: Thực hiện lặp đi lặp lại các bước trên, dần dần cún sẽ quen với câu lệnh ngừng sủa và biết thực hiện theo mệnh lệnh của chủ nhân.

Cách vệ sinh cho chó Phốc sóc

Cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian-5

Chó Pom có bộ lông dày và rụng khá nhiều vì thế bạn cần dành nhiều thời gian cho việc tỉa lông của chúng. Mỗi tuần nên tắm cho phốc sóc 1-2 lần, sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chúng để khỏi bị viêm phổi. Ngoài lông, vệ sinh mũi, mắt, tai cũng là điều điều cần thiết cho cún đó nhé.

Một số lưu ý trong việc giữ vệ sinh cho Phốc sóc:

– Thường xuyên vệ sinh nơi ở, không để ẩm ướt dễ xuất hiện mầm bệnh.

– Vệ sinh bát ăn, khay nước sau mỗi lần cho ăn. Không cho cún ăn ngày này qua ngày khác.

– Mỗi tuần tắm cho cún ít nhất 2 lần để loại bỏ bụi bẩn.

– Khi tắm xong phải sấy cho khô lông, không để lông ẩm ướt sẽ có mùi hôi và phát sinh nấm.

– Mỗi tuần nên vệ sinh răng miệng cho cún để tránh các bệnh liên quan đến hô hấp.

Một số bệnh thường gặp ở phốc sóc

Trong quá trình nuôi, phốc sóc có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như trật khớp gối, bệnh tim, bệnh về mắt và rụng răng sớm.

Để đảm bảo sức khỏe cho phốc sóc, bạn nên cân bằng chế độ dinh dưỡng cho chúng mỗi ngày. Tất cả phốc sóc khi được nuôi đều cần chích ngừa đầy đủ, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh để đảm bảo sức khỏe.

Tiêm phòng cho Phốc sóc

Nếu bạn muốn nuôi chó Phốc khỏe mạnh thì bạn nên tiêm phòng cho chúng đầy đủ để giúp chúng phòng chống được một số bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan như care, pravo, dại, ghẻ,…

Khi mang bé Phốc về nhà, bạn nên dẫn bé đến thú y để tiêm phòng. Bạn có thể chọn vacxin 7 in 1 hoặc 5 in 1. Nên bắt đầu tiêm cho bé ngay từ khi đủ 2 tháng tuổi. Nếu càng để lớn tuổi thì hiệu quả tiêm vacxin càng thấp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi chó lạp xưởng (Dachshund) nhanh lớn

Hi vọng với những thông tin chia sẻ hôm nay, bạn đã có thêm cho mình thông tin hay về cách nuôi chó Phốc sóc – Pomeranian nhé. Chúc bé Phốc nhà bạn luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn!

Bài Liên Quan: