Chim rẻ quạt là loài chim thuộc bộ chim sẻ, chúng thường ăn các loại côn trùng nhỏ. Sở dĩ chim có cái tên rẻ quạt cũng là vì chúng di chuyển liên tục, khi đã đậu trên cành chúng vẫn cứ loay hoay, đuôi và cánh cứ xòe ra quạt vào thân giống hình chiếc quạt rất đẹp. Chúng còn có biệt tài là bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượng rất khó. Cách nuôi chim rẻ quạt không hề đơn giản, nếu bạn quyết định nuôi chim rẻ quạt thì hãy tham khảo một vài kinh nghiệm nuôi trong bài viết sau đây nhé!
Contents
Hướng dẫn cách nuôi chim rẻ quạt con
1. Chuẩn bị khi nuôi chim rẻ quạt
Chim rẻ quạt thường rất hiếu chiến và năng động vì vậy khi nuôi nhốt trong lồng sẽ khiến chúng mất đi bản năng và dễ chết. Khi nuôi chim rẻ quạt bạn nên chọn một chiếc lồng rộng để chim sống được thoải mái. Lồng nuôi cần được trùm kín, chỉ để hở 1 mặt để bạn có thể theo dõi chim, bên trong lồng cần có một cầu chính găm chính giữa lồng từ bên này sang bên kia.
Trong tự nhiên chim rẻ quạt thường ăn các loài côn trùng nhỏ. Khi nuôi bạn có thể cho chim ăn sâu, châu chấu, ruồi, quả khô,…
Trong những ngày đầu mới nuôi thì bạn không nên lại gần chim, chỉ quan sát từ xa để cho chim quen với nơi ở mới. Treo lồng chim ở nơi cao ít người qua lại. Sau vài ngày khi chim đã quen thì bạn hãy cho chim ăn đầy đủ thức ăn. Trời lạnh nên tăng cường cho chim ăn mồi tươi như sâu, châu chấu,.. Sau khi đã thuần thì bạn hé áo trùm dần và trùm 1/2 – 1/3 lồng.
2. Thức ăn cho chim
Nếu nuôi chim rẻ quạt non thì bạn có thể cho ăn các loại cám dành cho chim trộn với sâu khô hoặc mồi tươi và chút nước ấm. Nên bắt nuôi những chú chim khỏe hoặc nuôi cả tổ, việc nuôi rẻ quạt non cần nhiều thời gian chăm sóc. Khi chim cứng cáp bạn hãy cho ăn sâu trộn cám nhưng đổ ít nước hơn để cho chim tập mổ. Khi chim có dấu hiệu yếu ốm thì hãy cho chim ăn sâu tươi để nhanh khỏe, sau đó dần dần tách sâu ra và chỉ cho ăn cám. Cần chia nhỏ mỗi bữa ăn của chim để chim được tiêu hóa tốt, không nên cho ăn quá no.
3. Phòng bệnh cho chim rẻ quạt
Cần phải phòng bệnh cho chim rẻ quạt bằng cách cho ăn thức ăn sạch, đảm bảo nguồn thức ăn tốt. Thức ăn sau khi cho chim ăn còn thừa phải dọn dẹp sạch, tránh để thức ăn lâu ngày trong lồng sẽ dễ sinh bệnh cho chim.Chim còn dễ mắc các bệnh ngoài da nên khi nuôi phải tắm nắng thường xuyên cho chúng.
4. Kinh nghiệm nuôi khi chim mắc bệnh
Nếu chim trong quá trình nuôi có các dấu hiệu chậm chạp, ốm yếu hãy cho chim ăn sâu sau đó chỉ cho ăn cám. Mỗi bữa ăn của chim nên chia ra nhiều lần trong ngày và nhớ không cho ăn quá nhiều. Khi thời tiết thay đổi nên nhớ bổ sung thêm thức ăn tươi như sâu, châu chấu…
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi chim rẻ quạt. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể tự nuôi cho mình một chú rẻ quạt đáng yêu nhé! Chúc các bạn thành công.
Wiki Cách Làm