Cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất

Ngày nay mô hình nuôi chim bồ câu được rất nhiều bà con áp dụng để cho thu nhập cao. Có rất nhiều cách nuôi chim bồ câu như nuôi nhốt, nuôi thả tự do,… mỗi cách nuôi đều cần có một kỹ thuật khác nhau. Hôm nay Wiki Cách Làm gợi ý đến các bạn một vài kinh nghiệm khi nuôi chim bồ câu non mới nở, hãy cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất

1. Chuồng nuôi chim bồ câu

Chuồng nuôi bồ câu cần được thoáng mát sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa và được làm ở nơi yên tĩnh để chim có thể phát triển tốt nhất. Tùy theo từng giai đoạn nuôi khác nhau như: nuôi chim sinh sản, nuôi chim lấy thịt,.. mà cần thiết kế kiểu chuồng cho phù hợp. Chuồng nuôi bồ câu nên làm bằng tre, chẻ thành nan và đan ghép lại thành phên. Chuồng nên chia thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim:  rộng 50 cm, cao 40 cm và sâu 40 cm. Mỗi ô đặt 2 ổ, 1 ổ đẻ và ấp trứng phía trên, 1 ổ nuôi con ở dưới.

Xem Thêm  Lời bài hát về đâu mái tóc người thương

Máng ăn, máng uống cho chim  cần đảm bảo vệ sinh và nên làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.

2. Chọn giống

Chọn giống là một yếu tố rất quan trọng để nuôi bồ câu đạt giá trị kinh tế cao. Chọn chim bồ câu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, có lông bụng dầy mượt, mỏ xẻ, đuôi nhọn để làm giống. Bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia và khoảng cách giữa các lứa là 40 ngày vì  vậy mà nếu có điều kiện nuôi hợp lý thì 1 cặp bồ câu có thể sinh  sản ra 12 – 14 lứa chim non trong 1 năm.

3. Thức ăn

Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà cần có nhu cầu dinh dưỡng hợp lý cho chim. Chim bồ câu chủ yếu ăn các loại hạt như: ngô, đậu xanh, thóc… chim non khi ăn các loại hạt này thì cần xay vỡ. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, nhất là muối ăn, vì vậy mà mỗi khi cho chim ăn bạn nên bổ sung thêm một ít muối ăn. Trong thời gian chim sinh sản, nên bổ sung thêm một ít sỏi nhỏ cho chim, bằng cách trộn vào thức ăn cho chim: khoáng Premix 85% + muối ăn 5% + sỏi nhỏ 5%.

Chim bồ câu cần rất nhiều nước mỗi ngày, 1 cặp chim trung bình cần 200ml nước mỗi ngày. Nước uống cho chim cần được sạch sẽ, trong suốt và được thay mỗi ngày.

Xem Thêm  Homestay là gì? Điểm nổi bật của mô hình Homestay

Cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất-1

4. Chăm sóc nuôi dưỡng

Chim non mới nở (0-28 ngày tuổi) rất yếu ớt, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào chim bố mẹ.

Chim dò (từ 2-6 tháng tuổi sau khi chim non tách mẹ), trong giai đoạn này hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của chim còn rất yếu vì vậy mà cần được nuôi riêng.

Chim sinh sản: Trong thời gian chim bắt đầu sinh sản thì nó sẽ kêu gù, lúc này cần đặt một ít rơm vào trong chuồng cho chim đẻ và ấp trứng, khi chim nuôi con thì cần thay ổ thường xuyên 2lần/tuần và tránh phân tích tụ trong ổ.

Cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất-2

5. Phòng và trị bệnh cho bồ câu

Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, tuy nhiên nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Để chim được khỏe mạnh thì cần được nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn.

Cách nuôi chim bồ câu non mới nở ra ràng tốt nhất-3

Nên tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần/1 năm cho bồ câu. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2-3 tháng 1 lần, phun thuốc sát trùng chuồng. Vệ sinh máng ăn, máng uống mỗi ngày. Lồng vận chuyển chim cũng là một yếu tố rất dễ lây nhiễm bệnh cho chim , vì vậy khi vận chuyển chim mới thì cần lau rửa sát trùng lồng cẩn thận.

Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.

Xem Thêm  Hình ảnh hoa cúc vàng, trắng đẹp cho máy tính, điện thoại

Theo dõi đàn chim thường xuyên để khi chim có dấu hiệu mắc bệnh sẽ có biện pháp phòng tránh kịp thời. Bồ câu thường mắc một số bệnh như: kẹt trứng, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp, trứng vỏ mềm.

Hy vọng những kiến thức bổ ích mà Wiki Cách Làm đã chia sẻ trên đây sẽ giúp được cho bạn trong việc nuôi chim bồ câu đạt năng suất kinh tế cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm: cách nuôi chim bồ câu nhốtcách nuôi chim bồ câu thả rông. Chúc các bạn thành công!

Bài Liên Quan: