Cach chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh

Một nghiên cứu của giáo sư Krafchick, trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto, Canada cho biết, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã. Với cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều mẹ trẻ hay cho con sử dụng bỉm tã hàng ngày cho sạch sẽ nhưng do mặc tã cả ngày cùng với vệ sinh không sạch sẽ sẽ làm cho bé dễ bị hăm.

 

Hăm tã dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều tác động không mong muốn cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ như biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc, dẫn đến sụt cân…
1. Nguyên nhân gây hăm tã cho trẻ sơ sinh

Vì làn da của em bé rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, khi phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu tạo môi trường ẩm ướt nóng nực dễ gây ra tình trạng hăm tã. Hoặc khi bé tắm xong, cơ thể chưa khô mà mẹ đã mặc tã ngay cho bé làm bé nóng nực và ẩm ướt cũng dễ gây hăm tã.

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nên sử dụng một lượng vừa phấn rôm hoặc hạn chế không sử dụng sẽ tốt hơn cho làn da của bé, vì nếu dùng nhiều phấn rôm sẽ làm bí da dễ gây hăm và không tốt cho cơ quan sinh dục của bé.

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài…

Xem Thêm  Cách chọn thực phẩm giúp cải thiện chiều cao

Cach chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh-1

2. Cách phòng tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh

Để phòng tránh hăm tã rất đơn giản, hãy tuân thủ những tiêu chuẩn sau :

Thay tã thường xuyên

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi, làn da của bé mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn. Một trong những điểm yếu của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh.

Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.

Những yếu tố kể trên là tác nhân làm da bé mẫn cảm hơn với các tác động không mong muốn từ môi trường.

Nếu để bé mặc tã lâu mà không thay, làn da nhạy cảm của bé sẽ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã. Vì thế phải thường xuyên theo dõi tã của con để thay cho bé tránh hăm tã.

Chỉ nên dùng tã vải cho bé sơ sinh

Trên thị trường có rất nhiều loại tã vải, tã giấy thấm hút. Tuy nhiên, cách chống hăm tốt nhất cho bé sơ sinh là chỉ sử dụng tã vải.

Sử dụng những tã vải có chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, thô khoáng, không hóa chất, đặc biệt an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Tả vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.

Xem Thêm  Cách tiêu đờm hiệu quả cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Nếu dùng tã vải chúng ta có thể giặt sạch và sử dụng lại giúp tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng tã giấy.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Mỗi khi thay tã cho bé, hãy vệ sinh sạch sẽ, rửa cho con để bé cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái, sau đó lau thật khô để cơ thể bé thoáng mát.

Dùng thuốc dạng mỡ chống hăm tã

Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc, dược thảo chống hăm tã với nhiều dạng bào chế khác nhau: dạng nước, dạng dầu, dạng bột, dạng kem…

Tuy nhiên, theo khuyến cáo y tế, thuốc dạng mỡ được ưu tiên sử dụng hơn so với các dạng khác vì chúng có hiệu quả tốt nhất trong việc hình thành lớp màng bảo vệ da bé chống lại các tác nhân gây kích ứng.

Bảo vệ da bé từ quần áo

Hãy dùng nước xả vải dành cho em bé, như vậy sẽ giảm bớt kích ứng do dùng nước xả người lớn.

Trong những trường hợp bé bị kích ứng da nặng, tấy đỏ, bố mẹ có thể tạm ngưng ngâm quần áo với các loại nước xả khi giặt quần áo, khăn sữa, khăn tắm… của bé.

Ngoài ra, quần áo của bố mẹ cũng nên tạm ngưng ngâm nước xả trong một thời gian ngắn để bảo đảm sự an toàn cho da bé, vì khi bố mẹ mặc quần áo có ngâm nước xả vải ẵm bé, da của bé tiếp xúc với quần áo của bố mẹ cũng làm cho da bé dễ bị kích ứng hơn.

Xem Thêm  Cách làm trắng da bằng ngải cứu

Lưu ý khi chăm sóc bé:

Những điều bạn không nên làm: quên hoặc có thói quen không thay tã trong nhiều giờ; không quấn tã quá chặt; không bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã); không dùng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho bé.

Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem.

Nếu trẻ bị hăm thì nên hạn chế sử dụng tã vào ban ngày để da bé thông thoáng mau lành vết hăm hơn.

Vệ sinh tay sạch sẽ khi vệ sinh cho bé, thường xuyên kiểm tra tã lót cho bé để thay tã kịp thời tránh hăm cho bé.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: