Bạn đã biết cách sơ chế cũng như cách bảo quản sâm tươi hiệu quả khi bất ngờ được tặng hay sau khi vừa mới mua về như thế nào chưa? Hãy dành ra ít phút để theo dõi bài viết dưới đây của Wiki Cách Làm, tin rằng bạn sẽ có ngay câu trả lời ưng ý và an tâm cho mình nhất đấy nhé!
Contents
Cách sơ chế sâm tươi trước khi bảo quản
1. Rửa sạch sâm tươi
Khi rửa củ nhân sâm, các bạn lưu ý phải nhẹ nhàng bởi vì phần rễ của chúng rất dễ bị đứt gãy. Các bước rửa nhân sâm tươi đúng cách như sau:
Bước 1: Ngâm củ sâm tươi trong nước sạch ít nhất 10 phút để làm trôi đi những chất bẩn, bụi đất dính trên củ sâm.
Bước 2: Bàn dùng bàn chải lông mềm một chút chải nhẹ nhàng theo chiều dọc, từ thân xuống rễ. Khi chải đến phần rễ, hãy dùng bàn tay của mình làm bệ đỡ cho chúng để tránh bị đứt, gãy.
Bước 3: Rửa sạch toàn bộ củ sâm dưới vòi nước một lần nữa rồi để ráo.
2. Cắt tỉa rễ phụ
Bạn cắt rời phần đầu và những chiếc rễ phụ nhỏ ra khỏi thân nhân sâm. Phần rễ phụ này, bạn có thể dùng chúng để làm salad hoặc trà uống tùy ý. Nhưng nếu bạn muốn làm mứt sâm, chỉ cần cắt bỏ phần đầu, còn phần rễ vẫn cứ giữ nguyên trên thân củ sâm nhé!
3. Cắt tỉa củ nhân sâm tùy theo từng mục đích sử dụng
- Trường hợp thường gặp nhất là củ nhân sân được cắt bỏ phần núm đầu và các rễ phụ. Riêng phần thân của chúng được thái thành những lát tròn.
- Đối với những củ nhân sâm ngâm mật ong hay ngâm rượu thì củ nhân sân sẽ bị cắt bỏ núm đầu, giữ nguyên phần rễ.
- Còn đối với nhân sâm nướng, bạn sẽ phải cắt chúng theo chiều dọc để thành những lát mỏng.
Hướng dẫn cách bảo quản sâm tươi
1. Cách bảo quản sâm tươi trong tủ lạnh
Đây là cách bảo quản sâm tươi phổ biến nhất hiện nay. Cách này áp dụng cho những trường hợp nhân sâm được tặng, biếu, cho, tạm thời không biết làm gì với chúng hoặc khi bạn biết rõ bạn sẽ có chuyện cần làm với những củ nhân sâm này trong vòng 2 tháng tới.
Sau khi sơ chế nhân sâm qua những bước được nêu ở phần trên, các bạn hãy cho nhân sâm vào tủ lạnh. Riêng phần rễ hãy bỏ chúng vào một chiếc túi kín rồi đưa vào ngăn mát nếu bạn muốn pha trà sâm uống mỗi hoặc làm làm salad trộn.
Cách bảo quản sâm tươi bằng tủ lạnh tuy đơn, phổ biến nhưng thường chỉ áp dụng cho những trường hợp số lượng nhân sâm ít. Do đó nếu bạn hiện tại chưa có kế hoạch sử dụng chúng như thế nào trong 1 – 2 tháng tới hoặc số lượng nhân sâm hiện có quá nhiều, hãy thử đến những cách tiếp theo sau đây.
2. Cách bảo quản sâm tươi bằng phương pháp rang, sấy khô
Sử dụng phương pháp rang, sấy khô nhân sâm chính là cách bảo quản sâm tươi an toàn nhất và lâu dài nhất. Vẫn như cũ, bạn cũng cần phải sơ chế sâm tươi sạch sẽ theo những bước trong phần đầu. Sau đó mang chúng đi rang hoặc sấy ở nhiệt độ dao động khoảng 40 – 70 độ C. Tiếp theo, bạn chỉ cần cho hết nhân sâm này vào một chiếc hũ thủy tin, bỏ thêm túi hút ẩm vào đó và đậy nắp kín lại cho không khí bên ngoài đừng tràn vào.
Theo định kì, cứ một tháng thì bạn thay túi hút ẩm một lần. Nhớ đừng quên bước này nhé vì nếu không được hút ẩm đầy đủ, nhâm sâm của bạn dù được sấy, rang khô đến mức nào đi chăng nữa cũng rất dễ bị mốc đấy!
3. Cách bảo quản sâm tươi bằng mật ong
Ngâm nhân sâm vào mật ong không chỉ là cách sử dụng nhân sâm hiệu quả mà còn là một cách bảo quản sâm tươi vô cùng lý tưởng. Mật ong có vô vàn công dụng tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sắc vóc của con người, ngâm nhân sâm vào chúng sẽ vừa giúp bạn sử dụng nhân sâm được lâu dài vừa giúp cơ thể ngăn chặn quá trình lão hóa hiệu quả. Cách bảo quản sâm tươi bằng mật ong đúng cách sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh có thể đựng hết số sâm tươi của mình. Sau đó rửa sạch chúng rồi để thật khô.
Bước 2: Nhân sâm sau khi sơ chế, bạn cắt chúng thành từng lát mỏng, mỗi lát nặng khoảng 1 – 3 gr thôi rồi xếp thành lớp vào trong hũ.
Bước 3: Bạn đổ mật ong nguyên chất vào đầy bình thủy tinh này, khuấy đều nhẹ nhàng và đậy kín nắp. Thông thường 1 kg sâm tươi sẽ cần dùng đến 3 – 4 lít mật ong. Bạn hãy dựa vào đây để ước lượng số lít mật ong cần phải chuẩn bị nhé!
Bước 4: Đặt bình sâm tươi tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Bước 5: Sau khi ngâm được 20 – 30 ngày, bạn có thể sử dụng sâm tươi ngâm mật ong được rồi. Đơn giản nhất là pha chúng cùng nước ấm, mỗi lần pha chỉ cần 1 – 2 muỗng thôi, uống đều đặn loại nước này mỗi ngày sẽ giúp cơ thể cũng như sắc vóc được cải thiện tích cực trông thấy đấy!
4. Cách bảo quản sâm tươi bằng rượu
Cách bảo quản sâm tươi bằng rượu chắc hẳn cũng không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình. Thông thường những quý ông, quý ngài sẽ lựa chọn cách này để bảo quản những củ sâm tươi quý hiếm và dùng để thỏa mãn thú vui sưu tập, trang trí nhà cửa của mình bằng những vật sưu tầm quý giá, khó tìm. Cách bảo quản sâm tươi bằng rượu cụ thể sẽ như sau:
Bước 1: Lựa chọn nhân sâm Những củ nhâm sâm được chọn thường là những củ lâu năm bởi vì càng lâu năm thì càng quý giá. Bên cạnh đó chúng cũng phải có kích thước to và thân không quá gai góc, xù xì.
Bước 2: Sơ chế nhân sâm Bạn dùng bàn chải để chải dọc toàn thân củ sâm theo chiều từ trên xuống dưới, riêng phần rễ dễ bị đứt gãy, hãy dùng tay nâng chúng lên khi bạn chải đến nhé! Sau đó thì xả sạch nhâm sâm với nước và để ráo.
Bước 3: Bỏ nhân sâm vào bình thủy tinh Chọn một chiếc bình đủ lớn để dựng vừa củ nhân sâm, sau đó rửa sạch bình và lau khô thật khô. Thả củ nhâm sâm vào bình nhẹ nhàng sao cho vẫn giữ được hình dáng của chúng.
Bước 4: Đổ rượu vào ngâm Chọn rượu nếp trắng để ngâm nhâm sâm (30 – 40 độ) theo tỷ lệ 1 : 1,2. Tức là mỗi kg nhân sâm sẽ cần đến 1,2 lít rượu này. Nếu bạn muốn chữa bệnh, có thể đổ rượu nhiều hơn cũng được.
Rượu càng ngâm lâu càng tốt, sau 1 – 2 tháng ngâm thì bạn đã có thể dùng rượu ngâm sâm được. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly thôi thì đã đủ khả năng bồi bổ cơ thể rồi nhé!
5. Cách bảo quản sâm tươi bằng rêu
Sử dụng rêu là cách bảo quản sâm tươi chắc hẳn nghe còn lạ tai đối với không ít người, nhưng trên thực tế, những người vận chuyển, buôn bán nhân sâm rất hay áp dụng cách này. Những củ nhân sâm được bảo quản bằng cách này tuy chỉ có thể kéo dài được 7 – 10 ngày nhưng xét về đội tươi ngon thì lại khó có phương pháp nào sánh kịp.
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một cái thùng to có chứa rêu trong đó.
- Tiếp theo bạn thả những củ nhân sâm vào thùng thật nhẹ nhàng để không làm đứt gãy các rễ của chúng.
- Sau đó đổ nước sạch vào để đảm bảo độ ẩm cho cả nhân sâm lẫn rêu.
Chỉ đơn giản vậy thôi thì bạn đã có thể an tâm về những củ sâm tươi của mình rồi.
>>> Xem thêm: 8 Cách bảo quản bánh mì qua đêm không bị khô
Trên đây là tất tần tật những cách bảo quản sâm tươi mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ đến cho quý vị đọc giả. Giờ đây các bạn sẽ không còn phải lo lắng về những củ sâm tươi quý hiếm của mình sau khi được tặng hay mua về nữa. Chúc bạn thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!