Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, các cơ quan trong cơ thể ngày càng trở nên lão hóa, trong đó mắt là một trong các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì vậy mà người già thưởng mắc các bệnh về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi rất nhiều. Sau đây Wikicachlam sẽ giới thiệu đến bạn một số bệnh về mắt thường gặp ở người già, để giúp bạn có phương pháp phòng tránh và khắc phục tốt hơn.
Các bệnh về mắt thường gặp ở người già
1.Lão hóa mắt-điều không thể tránh khỏi
Ở tuổi ngoài 40, nếu mắt bắt đầu mỏi khi đọc, phải để sách báo ra xa có nghĩa là chứng lão thị đã xuất hiện, cần dùng kính lão. Cần cắt kính đúng tâm và đeo kính đúng độ. Nếu 2 điều này không bảo đảm, mắt sẽ rất nhanh mỏi khi đọc sách.Độ kính lão sẽ tăng cùng với tuổi. Thông thường, người 50 tuổi đeo kính khoảng 2 độ, 60 tuổi đeo kính khoảng 3 độ. Ngoài việc đeo kính, người bị lão thị cần lưu ý đọc sách nơi có đủ ánh sáng, cứ 1 giờ thì nghỉ5 phút (nhắm mắt nghe nhạc hoặc nhìn vào khoảng không gian xa).
2.Cườm nước
Căn bệnh này xuất hiện do các tế bào ở trong mắt (vùng bè) bị lão hóa, mất tính đàn hồi, bít kín đường ra của thủy dịch. Thủy dịch không thoát ra ngoài được khiến áp suất trong mắt tăng lên. Mắt người châu Á có góc tiền phòng hẹp nên dễ bị cườm nước.Ở người cao tuổi từ 40 trở đi, nguyên nhân chính gây cườm nước là do thủy tinh thể có kích thước lớn, gây nghẽn đường thoát của thủy dịch. Nếu không được chữa trị sớm, bệnhsẽ dẫn đến mù lòa. Vì thế, cần chủ động khám mắt định kỳ hằng năm, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vận động và xoa mắt để thủy dịch lưu thông, máu chảy đến mắt nhiều, giúp tế bào thần kinh được khỏe mạnh.
3.Khô mắt
Khi con người bắt đầu bước sang tuổi 50, các tuyến nước mắt hoạt động kém nên mắt bị khô hơn.Việc dùng thường xuyên các thuốc chữa dị ứng, cườm nước, bệnh tim… cùng ảnh hưởng xấu tới dịch nước mắt.Vì vậy mắt trở nên hoạt động kém, bị kích thích, khó chịu như có cát ở trong. Bạn nên nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên, tránh những nơi bụi bặm, không khí ô nhiễm; không làm việc với màn hình vi tính lâu, không đọc sách nhiều khiến mắt mỏi mệt. Hạn chế các thuốc có tác dụng phụ gây khô mắt; khi ra nắng, gió cần đeo kính râm loại tốt…
4.Cườm khô (đục thủy tinh thể)
Đến tuổi 60, mắt không còn khỏe mạnh mà mờ dần, không đau nhức, đeo kính không thấy sáng, hoặc đang phải đeo kính lão thì nay không phải đeo nữa. Đó là tình trạng thủy tinh thể bắt đầu bị đục hay thay đổi chiết xuất, biểu hiện của bệnh cườm khô.Khi thủy tinh thể đã bị đục thì cách điều trị duy nhất là mổ để thay thủy tinh thể nhân tạo trong suốt, giúp mắt sáng trở lại. Hiện nay, với kỹ thuật mổ Phaco (làm tan thủy tinh thể và hút ra), việc thay thủy tinh thể được thực hiện rất dễ dàng, không đau, thị lực phục hồi rất nhanh.
5.Suy thoái hoàng điểm
Ở tuổi 65-70 trở đi, vùng hoàng điểm ở võng mạc bắt đầu bị tổn hại,các tế bào tại trung tâm võng mạc suy thoái dần, gây bệnh suy thoái hoàng điểm. Bệnh cũng không gây đau nhức nhưng làm mắt mờ dần theo thời gian. Khi chăm chú nhìn một vật nào đó, bệnh nhân sẽ không thấy gì, hoặc thấy hình ảnh méo mó (chẳng hạn khi nhìn vào vạch kẻ thẳng thì lại thấy cong). Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh này càng lớn. Hiện ở Việt Nam chưa điều trị căn bệnh này.
Trên đây là những bệnh về mắt mà người già có thể mắc phải, hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khoẻ ông bà, cha mẹ mình.
Wikicachlam