Bà bầu có nên ăn cà muối, cà xanh, cà tím, cà pháo không?

Trong thời kỳ mang thai, ăn cà có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Người ta thường hay truyền miệng khi mang thai mẹ bầu ăn cà sẽ khiến con bị tưa lưỡi. Vậy đó có đúng sự thật không? Bà bầu có nên ăn cà muối, cà xanh, cà tím, cà pháo không? Đây là câu hỏi của hầu hết các mẹ bầu khi mới mang thai lần đầu tiên. Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời dưới đây nhé!

Bà bầu có nên ăn cà pháo không?

Bà bầu có nên ăn cà muối, cà xanh, cà tím, cà pháo không?-1

Cà là một loại thực phẩm được nhiều người ưa dùng trong các bữa ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cà pháo hay còn gọi là cà gai hoa trắng có thân cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai, hoa trắng, quả trắng và đổi màu khi chín. Cà pháo còn có thể dùng làm thuốc kể cả thân và lá.

Cà pháo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, bà bầu có thể ăn cà pháo. Tuy nhiên nên ăn cà chín, không nên và hạn chế ăn cà xanh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi do nhiều độc tố bên trong cà xanh.

Xem Thêm  Cách để xử lý tính khí của con trẻ

Trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc, đặc biệt là chất Solanine rất độc gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Khi bị ngộ độc sẽ có các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi ăn cà pháo các mẹ nên lấy hạt ra vì hạt có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đẹn (nấm lưỡi). Vì thế trong 3 tháng đầu, tốt nhất các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn món này.

Bà bầu có nên ăn cà muối không?

Bà bầu có nên ăn cà muối, cà xanh, cà tím, cà pháo không?-2

Cà muối là thực phẩm được hoàn thành dựa trên quá trình lên men của vi khuẩn lactic trong tự nhiên. Vi khuẩn này trong thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong cà muối không có nhiều dinh dưỡng, chỉ có một số vitamin và khoáng chất, thành phần đạm không đáng kể.

Mặc dù đây không thuộc nhóm thực phẩm cần tránh nhưng bà bầu cần hạn chế không nên ăn nhiều cà muối thường xuyên. Hoạt chất solanin tồn tại trong cà có thể gây ngộ độc thần kinh, tiêu hóa. Cà muối khi chưa chín tới làm tăng lượng nitric đồng thời làm giảm độ pH có hại cho mẹ bầu.

Cà càng sống thì lượng solanin có trong cà càng cao, việc muối cà có thể làm giảm bớt độc tính này nhưng các mẹ bầu không nên chủ quan ăn nhiều cà muối, nhất là cà muối xổi.

Xem Thêm  Bà bầu ăn gì để con da trắng, môi đỏ đẹp như thiên thần

Bà bầu có nên ăn cà xanh không?

Bà bầu có nên ăn cà muối, cà xanh, cà tím, cà pháo không?-3

Theo các chuyên gia khoa sản cho biết, ốm nghén là thời kỳ hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm đi rất nhiều sẽ là cơ hội cho các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vì thế, trong suốt thời gian mang thai, các mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm tươi sống, chưa được nấu chín.

Hơn thế nữa, trong cà xanh có chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu gây hại cho thai nhi. Vì thế nên khuyến cáo các bà bầu không nên ăn cà xanh khi mang thai.

Bà bầu có nên ăn cà tím không?

Bà bầu có nên ăn cà muối, cà xanh, cà tím, cà pháo không?-4

Cà tím là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Cà tím rất giàu folate, acid folic rất tốt cho quá trình hình thành ống thần kinh thai nhi. Khi mang thai, ăn cà tím giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh của thai nhi và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.

Bên cạnh đó, trong cà tím còn có dồi dào các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, niacin… cần thiết tốt cho sự phát triển của bào thai. Kèm theo các khoáng chất kali, đồng, mangan, sắt… sẽ giúp cho các mẹ bầu duy trì sự cân bằng điện giải, tăng lượng máu và hemogloboin.

Xem Thêm  Lợi ích của việc cho con bú bằng sữa mẹ

Đối với những trường hợp bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, nên tăng cường bổ sung cà tím vào trong khẩu phần ăn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Ngoài ra, cà tím còn giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ mắc các căn bệnh nhiễm trùng bên ngoài khi mang thai. Trong vỏ cà có hoạt chất nasunin giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào DNA trong thai kỳ.

Hơn thế nữa, trong cà tím còn chứa chất bioflavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng không hay trong thai kỳ.

Sau khi xem xong bài viết, có lẽ các mẹ bầu sẽ không còn thắc mắc câu hỏi “bà bầu có nên ăn cà không” rồi nhỉ. Các mẹ bầu đang trong thời kỳ mang thai nên hết sức chú ý về ăn uống, sinh hoạt. Những thực phẩm nào nên và không nên ăn nên được lưu ý cẩn thận để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển hoàn thiện cho bé trong suốt quá trình mang thai.

Bài Liên Quan: