Giao tiếp là một hoạt động mà bất cứ ai trong chúng ta đều phải thực hiện chúng mỗi ngày dù là nhiều hay ít. Và giao tiếp là một trong những công cụ giúp cho chứng ta đạt được thành công hoặc gánh lấy thất bại dù là trong công việc hay bất cứ việc duy trì mối quan hệ nào.
Chính vì vậy tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp và làm chủ được cuộc giao tiếp của mình là một điều vô cùng cần thiết.
Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn lưu ý hơn trong những cuộc trò chuyện và giao tiếp của mình, giúp chúng có hiệu quả hơn và bạn cũng tạo được ấn tượng thật tốt cho người đối diện.
Contents
1. Xác định đúng chủ đề
Một buổi nói chuyện dài hay thậm chí là một cuộc đối thoại ngắn, nếu muốn nó có hiệu quả và không làm cho người đối diện cảm thấy nhàm chán, thì bạn cần có được một chủ đề phù hợp.
Những điều bạn cần chú ý:
- Tuyệt đối không chọn những câu chuyện có nội dung nhạt nhẽo, hời hợt.
- Không nên pha trò lệch một cacs lọ liễu khiến chongười nhe cảm thấy khó chịu.
- Tuyệt đối tránh nhũng câu nói với từ ngữ hoặc ý nghĩ mang tính dung tục, khiếm nhã.
- Không nên mang chuyện cũ chay nhắc lại khuyết điểm của hay nỗi buồn của người kahcs ra bàn tán và làm trò đùa, nếu bạn không muốn trở thành một người vô duyên.
- Hãy nói về chủ đề mà bạn chắc rằng bạn có một lượng kha khá kiến thức hểu biết về nó.
- Hãy chọn những chủ đề lien quan tới công việc, gia đình, chuyện thời thời thơ ấu của mình, hay chủ đề về những lĩnh vực giải trí điện ảnh, văn hóa đang hot hiện nay….
Những điều này sẽ khiến cho bạn đi đúng hướng trong câu chuyện của mình, ít nhất là không làm cho người giao tiêó cảm thấy khó chịu.
2. Kiểm soát được tiết tấu từng giai đoạn của câu chuyện
Tiết tấu hay tốc độ cảu cuộc giao tiếp là một trong những yếu tố khá quan trong trong buổi giao tiếp.
Nhanh chậm, hay vừa phải còn phải tùy thuộc vào chủ đề câu chuyện, đối tượng tham gia giao tiếp.
Âm lượng khi nói chuyện hay những câu nói nhấn nhá, tạo cảm xúc, cái đưa mắt hay khua tay múa chân cũng sẽ là những phần minh hạo sinh động cho câu chuyện của bạn.
Hãy đặt bạn vào trong câu chuyện đó và thật nhập tâm, giọng điều hung hồn hay trầm ấm, nhẹ nhàng, ngọt ngào, cần được điều chỉnh cho thật phù hợp với tiết tấu.
Xem hài kịch hay những buổi đàm thoại thường xuyên sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giao tiếp của mình, và tốt nhất là hãy thực hành thường xuyên nhé.
3. Sử dụng từ ngữ hài hước
Nếu bạn đang nói điều gì đó thật hài hước, thì những ngôn ngữ bóng gió, ngụ ý, ẩn ý, những liên tưởng và so sánh dí dỏm phù hợp với câu chuyện sẽ giúp bạn khuấy động bầy không khí, tạo ra những tiếng cười vô cùng dí dỏm sảng khoái.
Bạn có thể tập kỹ năng này bằng việc xem những bộ phim hài kịch, đọc sách đọc chuyện để tăng vốn từ của mình lên.
Như đã nói, câu chuyện sẽ trở lên sinh động hơn khi bạn kết hợp được một cách phù hợp hình thái cơ thể đê minh họa cho câu chuyện bạn đnag đề cặp tới.
4. Muốn pha trò, một cách chừng mực
Một buổi nói chuyện dù nghiêm túc hay trịnh trọng thì yếu tố thoải mái cũng sẽ được đặt lên những vị trí trên cùng, chính vì vậy, nếu bạn đnag nói chuyện với đám đông hay chỉ vài người bạn về một vấn đề nghiêm túc nào đó, thì khi tới một đoạn nào đó của câu chuyện, khi thấy không khí quá trầm lắng, hãy pha vào một vài câu nói ví von trêu ghẹo để mọi người được thoải mái hơn bằng một tràng cười.
Tránh lặp đi lặp lại một kiểu ví von, vì có thú vị thế nào tì khi tới lần thứ 3 thứ 4, nó cũng sẽ trở nên nhàm chán.
5. Cập nhật thông tin thường xuyên
Bạn có để ý hay không? Nhưng nếu bạn để ý bạn sẽ nhận ra đuợ rằng, những người có khiếu giao tiếp hay giao tiếp hay, thú vị, dí dỏm, cuốn hút, đều là những người tài giỏi hay ít nhất là những người có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ban có thể cảm nhận được như họ không bao giờ hêt vấn đề để nói cả.
Luôn ;làm mọi người đi từ thú vị này tới thú vị khác, luôn làm cho không khí trở nên nóng hơn.
Hãy thu nhặt cho mình những thông tin hữu ích, độc lạ và cả những điều bình thường nhất, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như giao tiếp
6. Âm thanh chuẩn, đúng ngữ điệu
Đây là điều vô cùng quan trọng trong giao tiếp nếu không muốn nói là điều quan trọng nhất.
Âm thanhkhi bạn phát ra sẽ quyết định hầu như tất cả của cuộc giao tiếp.
Vì thế hãy luyện giọng cho thật chuẩn, phát âm to rõ và cchính xác, tránh gây nhầm lẫn cho người nghe, giọng nói sẽ quyẹt định rằng nội dung đó có vào đầu người khác hay không.
Hãy điều chỉnh giọng nói lên xuống một cách hợp lý để tạo thêm điểm nhấn cho cuộc giao tiếp đàm thọai của mình, dù chỉ là 2 người.
Mõi ngày hãy dành ra vài phút đứng trước gương và tự luyện nói với mình, bạn sẽ cảm thấymình tiến bộ hơn sau một thwòi gian, và cảm thấy mọi người khi giao tiếp với bạn sẽ thoải mái hơn là bạn thành công rồi đó.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tindep.com tổng hợp về cách nói chuyện hài hước dí dỏm. Hy vọng với những hướng dẫn này sẽ giúp cải thiện cách nói chuyện của bạn.